Nội dung chính

Xoa bóp bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày là liệu pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Phương pháp này có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, ngăn trào ngược và giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh. Hiện nay, hiệu quả của xoa bóp bấm huyệt đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. 

Xoa bóp bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày là liệu pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền
Xoa bóp bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày là liệu pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền

Tác dụng chữa trào ngược dạ dày của xoa bóp bấm huyệt

Trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh tiêu hóa thường gặp bên cạnh viêm loét dạ dày và viêm đại tràng. Theo Tây y, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này là do cơ vòng thực quản dưới bị rối loạn, dẫn đến bất thường trong hoạt động đóng – mở. Kết quả là khiến dịch vị, thức ăn bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản, dạ dày và khoang miệng.

Trong khi đó, theo quan niệm của y học cổ truyền, trào ngược dạ dày thuộc chứng khí nghịch. Vì vậy để chữa bệnh, cần dùng các bài thuốc có tác dụng giáng nghịch và ôn trung ích khí. Ngoài sử dụng thuốc, Đông y còn lưu truyền kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày.

Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp sử dụng lực từ bàn tay để tạo ra kích thích cơ học lên các cơ quan bị tổn thương. Liệu pháp này đã được chứng minh hiệu quả và hiện nay đã được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý.

Xoa bóp bấm huyệt có thể giảm các đợt trào ngược và hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa
Xoa bóp bấm huyệt có thể giảm các đợt trào ngược và hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa

Đối với chứng trào ngược dạ dày thực quản, xoa bóp bấm huyệt có tác dụng kích thích tiêu hóa và thư giãn nhu động thực quản. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn kéo căng các sợi cơ hoành với mục đích ngăn chặn axit cùng với thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản, thanh quản và vòm họng.

Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp an toàn, lành tính và hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi áp dụng. Do đó bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng biện pháp này để hỗ trợ quá trình điều trị và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc quá mức. Thực tế ngoài hiệu quả kiểm soát chứng trào ngược, xoa bóp bấm huyệt có thể kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng rõ rệt.

Xem thêm khái niệm: Viêm Loét Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp điều trị đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao, bệnh nhân cần thực hiện phương pháp này đúng cách.

Xoa bóp chữa trào ngược dạ dày thực quản

Xoa bóp là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật như xoa, bóp, day, lăn,… để tăng tuần hoàn máu và thúc đẩy chức năng tiêu hóa. Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, xoa bóp còn giúp thư giãn cơ thực quản – dạ dày và ngăn hiện tượng trào ngược.

Hướng dẫn cách xoa bóp chữa trào ngược dạ dày thực quản:

  • Xoa: Dùng toàn bộ lòng bàn tay áp nhẹ lên vùng thượng vị và tiến hành xoa tròn theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoay ngược lại để kích thích tiêu hóa và giảm đau. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho người gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như trào ngược thực quản, đau dạ dày, viêm đại tràng,…
  • Miết: Sử dụng ngón tay cái miết chặt vào vùng thượng vị rồi miết theo hướng thẳng để làm căng da. Kỹ thuật này có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng trào ngược dạ dày.

Vùng thượng vị là vị trí khá nhạy cảm. Do đó, bệnh nhân nên điều chỉnh lực phù hợp khi xoa và miết để đảm bảo mang lại hiệu quả cao. Tránh sử dụng lực quá mạnh dẫn đến tình trạng bầm tím và sưng đau.

Tìm hiểu thêm: Đau Thượng Vị Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị Hiệu Quả

Bấm huyệt trị trào ngược dạ dày

Bấm huyệt là kỹ thuật sử dụng tay (thường là ngón trỏ hoặc ngón cái) tác động lên huyệt vị tương ứng với cơ quan bị tổn thương. So với xoa bóp, phương pháp này mang lại hiệu quả cao hơn nhưng cần xác định đúng huyệt vị trước khi thực hiện.

Huyệt Thái xung, Nội quan, Túc tam lý,... đều có tác dụng chữa trào ngược dạ dày thực quản
Huyệt Thái xung, Nội quan, Túc tam lý,… đều có tác dụng chữa trào ngược dạ dày thực quản

Dưới đây là một số huyệt vị được ứng dụng để điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản:

  • Huyệt Nội quan:

Huyệt Nội quan có tác dụng chữa các bệnh lý thuộc Tâm và Vị. Huyệt nằm trên cổ tay 2 thốn giữa khe cơ gan tay nhỏ và lớn. Huyệt vị này có tác dụng thanh tâm bào, trấn thống, an thần và định tâm.

Bấm huyệt Nội quan có thể giảm tình trạng đau dạ dày, đau tức vùng ngực, hông sườn và cải thiện tình trạng hồi hộp, mất ngủ. Bấm huyệt vị này đặc biệt thích hợp với người bị trào ngược dạ dày do stress quá mức. Để giảm chứng trào ngược, bệnh nhân dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt trong 1 – 2 phút với lực vừa phải. Trong thời gian day ấn nên hít thở sâu để mang lại hiệu quả cao nhất.

Đọc thêm: Mách Bạn Bài Thuốc Đông Y Trị Trào Ngược Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả

  • Huyệt Túc tam lý:

Túc tam lý còn được gọi là huyệt Tam lý, Qùy tà, Hạ lăng và Hạ tam lý. Huyệt vị này nằm ở bên dưới mắt gối ngoài khoảng 3 thốn. Bệnh nhân có thể xác định huyệt vị bằng cách úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối. Sau đó, lấy điểm từ ngón tay giữa đo ra 1 thốn là huyệt Túc tam lý.

Bấm huyệt Túc tam lý có tác dụng thông kinh lạc – khí huyết, điều trung khí, lý tỳ vị, phù chính bồi nguyên và khu phong hóa thấp. Huyệt vị này thường được sử dụng để chữa chứng tiêu hóa kém, đau dạ dày, nôn mửa và trào ngược thực quản.

Đối với huyệt Túc tam lý, nên dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt đến khi có cảm giác tê tại chỗ và lan dần xuống hai bàn chân thì duy trì trong khoảng 2 phút.

  • Huyệt Thái xung:

Huyệt Thái xung nằm ở mu bàn chân, cụ thể là ở giữa khe của ngón chân cái và ngón chân trỏ đo lên 1.5 thốn. Huyệt vị này có tác dụng lý huyết, thanh can hỏa, bình can và tức can dương. Với công năng đa dạng, huyệt Thái xung được ứng dụng để chữa nhiều chứng bệnh như đau đầu, băng lậu và đau do thoát vị. Vì vậy, bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày do thoát vị cơ hoành nên bấm huyệt vị này để giảm đau và ngăn trào ngược.

Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt với lực vừa phải trong vòng 1 phút là được. Thực hiện tương tự với bên còn lại.

  • Huyệt Khí Hải:

Huyệt Khí Hải nằm ở dưới rốn 1.5 thốn. Huyệt vị này là huyệt thứ 6 của mạch Nhâm với tác dụng hòa vinh huyết, ích nguyên, điều khí và ôn hạ tiêu. Do đó, huyệt Khí Hải thường được dùng để trị các chứng bệnh về sinh dục, tiết niệu và một số bệnh lý tiêu hóa.

Để giảm chứng trào ngược, bệnh nhân dùng ngón tay cái hoặc trỏ day trong vòng 1 phút. Sau đó ngưng khoảng 1 giây rồi lặp lại. Thực hiện 3 lần để giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.

Xem thêm: Xét Nghiệm Trào Ngược Dạ Dày: Chi Phí, Địa Chỉ Khám Bệnh Và Một Số Lưu Ý

  • Huyệt Công tôn:

Huyệt Công tôn nằm ở vị trí lõm – nơi tiếp nối giữa thân và đầu sau xương bàn chân của ngón trỏ. Huyệt có tác dụng điều huyết hải, hòa mạch xung, lý khí cơ và ích tỳ vị. Huyệt vị này được ứng dụng để điều trị viêm ruột, đau dạ dày và trào ngược thực quản do rối loạn thần kinh.

Đối với huyệt vị này, bệnh nhân dùng ngón tay trỏ/cái day ấn trong 1 – 2 phút. Thực hiện tương tự với huyệt vị ở chân còn lại.

  • Huyệt Trung quản:

Thực hiện bấm huyệt Trung quản sẽ giúp giảm đau và điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày. Ngoài ra, tác động lên huyệt này cũng giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng. Đây là một trong những yếu tố gây trào ngược dạ dày khá phổ biến.

Thực hiện bấm huyệt Trung quản sẽ giúp giảm đau và điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày
Thực hiện bấm huyệt Trung quản sẽ giúp giảm đau và điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày

Để bấm huyệt, bạn nằm ngửa và dùng ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt (vị trí ở đường thẳng chạy dọc rốn) trong 1 – 2 phút. Thực hiện đúng cách bạn sẽ thấy cảm giác tê tức ở bên trong dạ dày.

Lưu ý không bấm huyệt này ở những bệnh nhân bị bệnh tim, ung thư hoặc cao huyết áp.

  • Huyệt B23 và B47:

Khi được tác động vào cặp huyệt này người bệnh sẽ thấy cơn đau giảm, triệu chứng khó tiêu được cải thiện và tình trạng trào ngược cũng giảm dần.

Huyệt B23 và B47 nằm ở giữa đốt sống lưng 2 và 3, 2 huyệt cách nhau 2 – 4 đốt ngón tay. Để thực hiện, kỹ thuật viên sẽ dùng lòng bàn tay chà xát để làm ấm vùng huyệt, sau đó dùng 2 ngón tay cái ấn mạnh 2 huyệt trong vòng 1 phút. Người bệnh nên hít thở đều trong khi huyệt được day ấn để tăng cường lưu thông máu.

Có thể bạn quan tâm: TOP 9 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Đơn Giản Hiệu Quả

Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt trị trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng xoa bóp bấm huyệt là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và có thể giảm phần nào các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên nếu áp dụng không đúng cách, xoa bóp bấm huyệt có thể gây ra không ít tác dụng phụ.

xoa bóp bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày
Bên cạnh mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày, bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Do đó trước khi áp dụng mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng xoa bóp bấm huyệt, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chống chỉ định xoa bóp bấm huyệt trị trào ngược dạ dày thực quản đối với phụ nữ mang thai, người đang trong thời kỳ hành kinh, vùng da ở huyệt vị bị chảy máu, lở loét và người mắc chứng rối loạn đông máu.
  • Đối với bấm huyệt, bệnh nhân cần xác định đúng huyệt vị để đảm bảo hiệu quả điều trị. Xác định sai huyệt vị có thể không mang lại hiệu quả hoặc thậm chí gây ra không ít tác dụng ngoại ý.
  • Chữa trào ngược dạ dày bằng xoa bóp bấm huyệt chỉ là phương pháp hỗ trợ. Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng thuốc và điều chỉnh lối sống để kiểm soát bệnh một cách triệt để.
  • Trước khi xoa bóp bấm huyệt, cần cắt ngắn móng tay và vệ sinh tay, cơ thể sạch sẽ. Ngoài ra, cần tránh bấm huyệt khi mới ăn no, sau khi dùng rượu bia và khi tâm lý đang bất ổn.
  • Xoa bóp bấm huyệt không tác động sâu đến thực quản – dạ dày như sử dụng thuốc. Do đó, bệnh nhân nên kiên trì áp dụng mẹo chữa này thường xuyên để đạt được hiệu quả cao.
  • Ngoài xoa bóp bấm huyệt, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để hỗ trợ các phương pháp điều trị chính. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh thói quen ăn uống và khoa học để đảm bảo quá trình điều trị mang đến hiệu quả tối ưu.

Bài viết đã tổng hợp thông tin về cách xoa bóp dạ dày chữa trào ngược dạ dày thực quản. Đây là phương pháp an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Vì vậy, bệnh nhân có thể cân nhắc áp dụng mẹo chữa này bên cạnh các phương pháp y tế và lối sống khoa học.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa