Không chỉ là biểu tượng đặc trưng trong văn hóa nhai trầu và tập tục cưới hỏi của người Việt mà lá trầu không còn là thảo dược trị viêm xoang được dân gian tin dùng. Vậy cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không như thế nào cho hiệu quả, giúp nhanh chóng cải thiện bệnh? Hãy cùng bài viết đi sâu vào tìm hiểu về mẹo trị bệnh tự nhiên này.
Tìm hiểu về tác dụng chữa viêm xoang của lá trầu không
Lá trầu không được sử dụng phổ biến trong các mâm lễ cưới hỏi. Loại lá này còn được biết đến thông qua tập tục ăn trầu cau của người xưa vừa giúp làm thơm miệng, vừa là nghi lễ xã giao mở đầu câu chuyện trong các buổi hội họp.
Không chỉ góp mặt trong văn hóa của người Việt, lá trầu không còn là phương thuốc trị bệnh tự nhiên được Y học cổ truyền coi trọng. Đông y ghi nhận, loại lá này có tính ấm, ngửi thấy hơi hắc và có hương vị cay nhẹ. Khi đi vào cơ thể, các hoạt chất trong dược liệu sẽ tác động trực tiếp đến các kinh Phế – Tỳ – Vị, làm sơ tán phong hàn, tiêu đờm, giảm sưng đau, trung hành khí và tăng cường đào thải độc tố trong cơ thể.
Với những tác dụng trên, Y học cổ truyền sử dụng lá trầu không như một phương thuốc giảm đau, kháng viêm thay thế cho thuốc tân dược. Bên cạnh đó, loại lá này còn được dùng để chủ trị táo bón, khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, sâu răng, hôi miệng, nấm da, viêm phế quản, bệnh ho, viêm họng và cả bệnh viêm xoang.
Nghiên cứu hiện đại cũng tìm thấy trong lá trầu không hàm lượng tinh dầu cao với nhiều hoạt chất kháng sinh như chavicol, phenolic hay betal – phenol… Chúng có tác dụng ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả nấm, vi khuẩn hay virus. Theo kinh nghiệm dân gian, việc sử dụng lá trầu không đúng cách còn giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau đầu, nghẹt mũi, nhức mũi, khó thở, phù nề niêm mạc mũi do bệnh viêm xoang gây ra.
Tìm hiểu khái niệm: Viêm Xoang Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả
6 Cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không đơn giản
Ở các vùng nông thôn, lá trầu không được trồng ở nhiều gia đình nên khá dễ kiếm và thường không phải mất tiền mua. Tuy nhiên, nếu ở thành phố, bạn cũng có thể dễ dàng mua được loại lá ở ngoài chợ.
Có thể dùng lá trầu không chữa viêm xoang theo những cách dưới đây:
1. Tự chế thuốc nhỏ mũi trị viêm xoang bằng lá trầu không kết hợp với muối
Đây là một trong những phương pháp dùng lá trầu không chữa viêm xoang đơn giản đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Bản chất là một loại gia vị nhưng muối vốn đã quá nổi tiếng với tác dụng sát trùng cực mạnh. Do đó, nguyên liệu này thường được dân gian sử dụng để rửa vết thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm trùng ngoài da hoặc điều chế thành nước muối sinh lý nhỏ nước muối sinh lý vệ sinh mũi trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Cách khách, người bị viêm xoang có thể tự điều chế thuốc nhỏ mũi trị viêm xoang bằng lá trầu không kết hợp cùng muối. Sự kết hợp này giúp nhân đôi tác dụng diệt khuẩn, ức chế nhiễm trùng, ngăn chặn mầm bệnh lây lan. Bên cạnh đó, hỗn hợp này còn giúp cải thiện tình trạng viêm ở niêm mạc xoang, phá vỡ cấu trúc đặc quánh của dịch nhầy, làm mũi xoang trở nên thông thoáng, dễ thở hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu & dụng cụ:
- Lá trầu không tươi loại bánh tẻ: 100 gram
- Vài hạt muối biển
- Vỏ lọ nước nhỏ mũi đã sử dụng hết.
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đem lá trầu không rửa sạch bụi bẩn dưới vòi nước rồi ngâm vào trong dung dịch nước muối pha loãng 15 phút nhằm triệt tiêu toàn bộ vi khuẩn trên lá nếu có.
- Bước 2: Vớt lá trầu bỏ vào rổ. Đợi đến khi ráo nước hoàn toàn thì thái nhuyễn.
- Bước 3: Bỏ hết dược liệu vào máy xay sinh tố cùng với muối và một ít nước ấm đã qua đun sôi.
- Bước 4: Xay hỗn hợp thật nhuyễn rồi lọc qua rây lấy nước cốt.
- Bước 5: Bỏ dung dịch thu được vào trong lọ đã chuẩn bị.
- Bước 6: Nhỏ hỗn hợp nước cốt lần lượt vào 2 bên lỗ mũi, mỗi bên từ 1 – 2 giọt. Khi nhỏ xong, chờ 1 – 2 phút cho các hoạt chất phát huy tác dụng diệt khuẩn và làm loãng dịch nhầy rồi nhẹ nhàng xì ra để xoang được thông thoáng.
- Bước 7: Lặp lại thao tác nhỏ mũi với dung dịch nước cốt lá trầu không và muối 2 – 3 lần/ngày. Các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
*Lưu ý: Các dụng cụ sử dụng trong quá trình bào chế nước nhỏ mũi cần đảm bảo vệ sinh, được tiệt trùng sạch sẽ để tránh tiếp thêm vi khuẩn vào trong xoang mũi khiến bệnh càng nghiêm trọng.
Nên đọc: Tham Khảo 10 Thuốc Nhỏ Mũi Trị Viêm Xoang Tốt Cho Người Bệnh
2. Dùng hoa ngũ sắc kết hợp với rượu và lá trầu không chữa viêm xoang
Nếu thường xuyên tham khảo và áp dụng các mẹo trị bệnh tự nhiên, hẳn bạn đã nghe nói đến cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không kết hợp cùng rượu với cây hoa ngũ sắc. Dù được sử dụng ở dạng đơn độc hay phối hợp thì cả 3 nguyên liệu này đều góp mặt khá phổ biến trong các mẹo chữa viêm xoang tại nhà.
Nghiên cứu đã chỉ ra, các thành phần alkaloid, saponin được tìm thấy trong hoa ngũ sắc là một phương thuốc chống dị ứng, giảm viêm, xoa dịu cơn đau và loãng đờm nhầy, giảm nghẹt mũi hiệu quả. Trong khi đó, rượu và tinh chất từ lá trầu không cũng hoạt động tích cực trong việc diệt khuẩn, thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương viêm ở niêm mạc mũi xoang, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan và gây biến chứng cho các cơ quan lân cận như tai, họng.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá trầu không dạng tươi: 10gr
- Cây hoa ngũ sắc tươi: 10gr
- Rượu trắng nguyên chất: 100ml
- Lọ có vòi, hũ thủy tinh có nắp đậy
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Mang các nguyên liệu thảo dược đã chuẩn bị rửa sạch và bỏ vào trong nước muối loãng ngâm 15 phút để loại bỏ sạch tạp chất và vi khuẩn.
- Bước 2: Vớt dược liệu ra để ráo nước. Chú ý để riêng lá trầu không và cây hoa ngũ sắc, không trộn lẫn vào nhau.
- Bước 3: Tiến hành sơ chế hoa ngũ sắc bằng cách thái nhỏ, giã hoặc xay nát rồi chắt nước cốt rót vào trong lọ nhỏ mũi.
- Bước 4: Với lá trầu không, bạn cũng đem thái nhỏ, giã nát, bỏ vào trong hũ thủy tinh ngâm chung với rượu và đậy nắp kín lại. Để nơi mát mẻ, khô ráo.
Cách sử dụng:
- Trước tiên, bạn lấy 10ml rượu lá trầu không bỏ vào miệng ngậm khoảng 10 phút rồi nhổ ra.
- Tiếp tục dùng chai nước cốt hoa ngũ sắc nhỏ vào mũi, mỗi bên 2 – 3 giọt liên tục. Lần lượt lấy tay bịt từng bên lỗ mũi và xì nhẹ để đẩy hết dịch mủ trong xoang mũi ra ngoài.
- Cuối cùng, nhỏ nước muối sinh lý vào để rửa lại mũi cho sạch.
- Kiên trì áp dụng vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày. Kiên trì áp dụng liên tục khoảng 1 – 2 tuần để các triệu chứng viêm xoang cấp và mãn tính dần thuyên giảm, hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc tây.
Xem thêm thông tin: Viêm Tắc Tĩnh Mạch Xoang Hang Nguy Hiểm Không? Cách Trị
3. Bài thuốc xông hơi chữa viêm xoang bằng lá trầu không
Trầu không là một trong những cây thuốc xông trị viêm xoang khá quen thuộc, đang được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng rộng rãi. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho những trường hợp viêm xoang gây nghẹt mũi, khó thở do dịch nhầy tiết ra quá nhiều.
Trong quá trình xông, hơi nước sẽ đem theo các tinh chất trong lá trầu len lỏi qua đường mũi và đi sâu vào các hốc xoang. Chúng phát huy tác dụng diệt khuẩn và nhanh chóng làm loãng chất nhầy, giúp không khí được lưu thông dễ dàng.
Khi nấu nước lá xông, bạn có thể cho thêm vào một ít muối để tăng công dụng sát khuẩn. Quá trình xông hơi lá trầu không chữa viêm xoang cần được tiến hành một cách cẩn thận. Chú ý giữa khoảng cách an toàn giữa mũi với nồi nước xông để tránh bị bỏng. Tốt nhất, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho người lớn, tránh dùng trị viêm xoang ở trẻ em.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá trầu không: 20gr
- Một ít muối biển.
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch lá rồi để ráo sau khi đã ngâm với nước muối loãng.
- Bước 2: Đem lá trầu không vò nát hoặc thái nhỏ.
- Bước 3: Đun sôi khoảng 1 lít nước lọc rồi tiếp tục bỏ lá trầu không cùng một ít muối ăn vào
- Bước 4: Để nồi nước trên bếp cho sôi trở lại trong khoảng 3 – 5 phút.
- Bước 5: Bắt nồi nước vừa nấu và để ở một nơi thích hợp. Sau đó, bạn lấy một cái khăn to trùm kín vùng đầu và nồi nước. Hé mở vung nồi từ từ và hít lấy hơi nước bốc ra.
- Bước 6: Tiến hành xông mũi khoảng 15 phút. Trong quá trình thực hiện, bạn nên chuẩn bị sẵn một cái khăn sạch để thấm mồ hôi.
- Bước 7: Sau khi xông, nước mũi khá loãng. Bạn chỉ cần xì nhẹ để đẩy hết dịch nhầy trong xoang ra ngoài.
Thực hiện cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không theo phương pháp xông hơi mỗi ngày 1 lần. Có thể áp dụng trước lúc đi ngủ hoặc khi bị nghẹt mũi.
Có thể bạn quan tâm: Top 7 Máy Xông Mũi Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Trên Thị Trường
4. Thuốc đắp trị viêm xoang bằng lá trầu không và gừng
Trong dân gian, cách chữa viêm xoang bằng gừng khá nổi tiếng và được hầu hết mọi người áp dụng nhưng không phải ai cũng biết rằng, nguyên liệu này khi được kết hợp với lá trầu cũng cho hiệu quả bất ngờ. Chúng được bào chế thành thuốc đắp.
Khi sử dụng, dược tính mạnh từ lá trầu không và gừng sẽ nhanh chóng thẩm thấu qua da và tác động đến các mao mạch lẫn niêm mạc mũi. Chúng có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông dịch nhầy, đồng thời giảm đau nhức mũi, giảm viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá trầu không bánh tẻ: 3 cái
- Gừng tươi: 1 củ
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa cả 2 nguyên liệu đã chuẩn bị cho thật sạch
- Bước 2: Thái nhỏ cả lá lẫn củ gừng rồi cho vào cối giã nhuyễn chung với nhau.
- Bước 3: Đắp hỗn hợp trực tiếp lên sống mũi ở khu vực có xoang bị viêm. Lưu lại 15 phút để các hoạt chất thẩm thấu vào sâu bên trong và phát huy tác dụng tối ưu.
- Bước 4: Loại bỏ hỗn hợp và rửa sạch khu vực vừa đắp thuốc. Thực hiện mỗi ngày 1 lần giúp cảm giác khó chịu thuyên giảm thấy rõ.
5. Công thức chữa viêm xoang từ lá trầu không và bồ kết
Ngoài những mẹo trên, bạn có thể áp dụng cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không kết hợp với bồ kết. Từ lâu, y học cổ truyền đã công nhận bồ kết là một loại dược liệu quý, chủ trị nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh trĩ, đờm suyễn, cảm lạnh, viêm họng và cả viêm xoang.
Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra, trong bồ kết đặc biệt chứa nhiều saponin. Khi được hấp thụ vào cơ thể, chất này tham gia mạnh mẽ vào quá trình sát trùng và làm tiêu đờm nhầy, mang đến sự thông thoáng cho mũi xoang và cải thiện nhanh chóng tình trạng nghẹt mũi.
Chính vì lý do trên mà quả bồ kết thường được tận dụng để nấu chung với lá trầu không làm nước xông mũi trị viêm xoang. Nếu trong nhà có sẵn cả hai nguyên liệu thì bạn hãy bắt tay vào thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.
Nguyên liệu cần có:
- Lá trầu không còn tươi: 15 lá
- Quả bồ kết khô: 7 trái.
- 1 cái chăn hoặc khăn to
- Nước: 2 lít
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa và ngâm lá trầu không trong nước muối loãng 15 phút. Quả bồ kết khô cần đem nướng chín cho dậy mùi thơm.
- Bước 2: Đun sôi lượng nước đã chuẩn bị. Cho quả bồ kết vào nấu khoảng 20 phút mới bỏ thêm lá trầu và đun trên bếp 5 phút nữa là được.
- Bước 3: Dùng nước mới nóng xong đem xông hơi khoảng 15 – 20 phút. Trong quá trình xông mũi nên trùm kín khăn để hơi nước không thoát ra ngoài quá nhanh.
Đọc ngay: Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Dầu Dừa Giúp Cải Thiện Bệnh
6. Cách chữa viêm xoang bằng tinh dầu lá trầu không
Các hoạt chất kháng sinh tập trung phần lớn trong tinh dầu lá trầu không. Cứ trong 100g lá, các nhà nghiên cứu có thể chiết xuất được 2,4% tinh dầu. Ở dạng tinh dầu đậm đặc, nguyên liệu này phát huy mạnh mẽ khả năng kháng khuẩn, chống virus, giảm sưng đau và làm loãng dịch nhầy trong xoang.
Trong số những cách dùng tinh dầu trị viêm xoang thì tinh dầu lá trầu không được đánh giá khá cao về hiệu quả. Để tránh mất thời gian bào chế thuốc theo những cách trên, bạn có thể mua sẵn một lọ tinh dầu lá trầu để dự trữ và sử dụng khi cần thiết.
Có nhiều cách dùng tinh dầu lá trầu không chữa viêm xoang như sau:
- Cách 1: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước nóng để xông mũi, giảm nghẹt mũi, khó thở.
- Cách 2: Dùng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng để làm sạch không khí, giúp đường thở của bệnh nhân được thông thoáng và ngủ ngon hơn.
- Cách 3: Thêm tinh dầu vào trong bồn nước ấm để tắm có tác dụng tăng cường lưu thông máu toàn thân, giúp cơ thể khoăn khoái, dễ ngủ và giảm nhẹ các triệu chứng của viêm xoang như đau đầu, nghẹt mũi.
Đọc thêm: Tham Khảo 10 Tinh Dầu Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Cho Người Bệnh
Dùng lá trầu không trị viêm xoang có hiệu quả không?
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc các xoang cạnh mũi bị nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hay tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng dẫn đến sưng viêm, phù nề. Điều này khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, khó thở, đau nhức ở vị trí có xoang bị viêm hoặc đau đầu…
Thay vì đi khám và dùng thuốc bác sĩ kê đơn, không ít bệnh nhân tự dùng thảo dược chữa viêm xoang tại nhà. Trong đó, lá trầu không được khá nhiều người sử dụng với hy vọng có thể tận dụng các hoạt chất kháng sinh có sẵn trong lá để tiêu diệt vi khuẩn và chữa khỏi bệnh một cách tự nhiên.
Trên thực tế, mẹo trị viêm xoang bằng lá trầu không mới chỉ được áp dụng trong dân gian theo hình thức truyền miệng, chưa được khoa học nghiên cứu và chứng minh về sự an toàn lẫn hiệu quả thực tế khi sử dụng cho bệnh nhân bị viêm xoang. Hơn nữa, các hoạt chất trong lá trầu dù tốt nhưng cũng không đủ mạnh để ức chế bệnh ngay như khi dùng thuốc bác sĩ kê đơn, nhất là khi bị viêm xoang ở mức độ nghiêm trọng. Chưa kể việc tự trị bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm trùng nặng thêm khi áp dụng sai cách hoặc dùng dụng cụ bào chế thuốc mất vệ sinh.
Do đó, người bệnh được khuyến cáo nên sàng lọc và cân nhắc kỹ lợi hại trước khi áp dụng cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, điều trước tiên nên làm là đi khám chuyên khoa để xác định được nguyên nhân, vị trí xoang bị viêm và mức độ bệnh. Dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn, lựa chọn cho bạn một phương pháp khắc phục khoa học, phù hợp và cho hiệu quả tối ưu nhất.
Nên xem: Top 10 Địa Chỉ Chữa Viêm Xoang Bằng Đông Y Nổi Tiếng Nhất
Một số lưu ý quan trọng khi trị viêm xoang bằng lá trầu không
Lá trầu không chữa viêm xoang chỉ phát huy hiệu quả tốt khi được sử dụng đúng cách. Ngược lại, việc tùy ý dùng lá bừa bãi theo công thức truyền miệng chưa được xác thực hoặc lạm dụng quá mức có thể đem đến những rủi ro ngoài ý muốn.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần nhớ khi áp dụng cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sớm đẩy lùi bệnh tật:
- Tiến hành thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng hay thầy thuốc Y học cổ truyền trước khi thực hiện.
- Ưu tiên sử dụng lá trầu không bánh tẻ, tức loại lá đang phát triển ở ngưỡng không quá già cũng không quá non. Tại thời điểm này, các hoạt chất có thể phát huy dược tính cao nhất, đem đến hiệu quả trị viêm xoang tốt hơn.
- Trước khi dùng lá, bạn nên rửa kỹ với nhiều lần nước và đứng quên ngâm trong nước muối loãng 15 phút để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại.
- Các dụng cụ dùng trong quá trình bào chế thuốc trị viêm xoang từ lá trầu không cần được vệ sinh, tiệt trùng sạch sẽ.
- Niêm mạc mũi xoang đang bị nhiễm trùng sẽ khá nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng nhỏ nước lá trầu quá nhiều lần trong ngày. Nếu thấy khó chịu trong quá trình sử dụng thì nên ngừng lại ngay.
- Trường hợp trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, bệnh nhân bị viêm xoang nặng cần được sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không.
- Chống chỉ định tuyệt đối cho người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong lá trầu.
- Thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định kết hợp trị viêm xoang bằng lá trầu với thuốc kê đơn, thuốc nam hay các bài thuốc Đông y. Các hoạt chất trong lá trầu không có thể tương tác với thuốc gây ra nhiều phản ứng phụ có hại.
- Không tự ý ngừng thuốc bệnh viện giữa chừng dẫn đến lờn thuốc, làm tăng nặng tình trạng bệnh.
- Trong quá trình áp dụng cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không, bạn nên duy trì một chế độ kiêng cữ phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm vùng mũi xoang và tái khám định kỳ để theo dõi được hiệu quả. Nếu bệnh không có sự tiến triển tốt hoặc vẫn tiếp tục tăng nặng, hãy tìm đến bác sĩ để được điều trị bằng phác đồ y tế.
Có thể bạn quan tâm
- Hiệu Quả Bất Ngờ Từ Bài Thuốc Cây Mần Ri Chữa Viêm Xoang Có Thể Bạn Chưa Biết
- TOP 7 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Mật Ong Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện