Nội dung chính

Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh lý thường gặp ở những người từng bị viêm tai giữa cấp hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên trước đó. Chất dịch ứ đọng nhiều sau màng tai không chỉ gây viêm nhiễm nặng, đau tai, suy giảm thính lực mà còn mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc viêm tai giữa ứ dịch cao nhất.

Viêm tai giữa ứ dịch là gì?

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng sưng viêm ở tai giữa kèm theo hiện tượng ứ dịch trong hòm tai nhưng thường không nung mủ. Đây được xem là hậu quả của việc điều trị không triệt để bệnh viêm tai giữa trong giai đoạn cấp tính hoặc tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trong một số trường hợp, viêm tai giữa ứ dịch phát triển do ảnh hưởng của tình trạng tắc ống vòi tai, dịch nhầy không được dẫn lưu về phía sau họng mũi mà bị ứ đọng lại trong khoang tai giữa dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Viêm Tai Giữa Ứ Dịch
Bệnh viêm tai giữa ứ dịch ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em

Bệnh viêm tai giữa ứ dịch có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn ở trẻ em trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi. Nguyên nhân là do cấu trúc vòi Eustache ở trẻ em thường có khuynh hướng nằm ngang hơn so với lứa tuổi trưởng thành nên dịch khó thoát ra ngoài. Chất dịch bị tồn đọng lại phía sau màng tai có thể ở dạng keo, dịch nhầy hoặc thanh dịch.

Các triệu chứng bệnh viêm tai giữa ú dịch thường tiến triển âm thầm và không có quá nhiều dấu hiệu lâm sàng để nhận biết. Hầu hết trường hợp mắc bệnh đều có xu hướng bị giảm thính lực tùy theo mức độ nghiêm trọng, khả năng nghe kém dẫn đến việc chậm phản ứng với âm thanh.

Tham khảo thêm: Viêm Tai Giữa Tái Đi Tái Lại: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Phân loại viêm tai giữa ứ dịch

Viêm tai giữa ứ dịch được phân chia thành 3 thể chính tùy theo thời gian mắc bệnh của mỗi cá nhân. Bao gồm:

  • Cấp tính: Các triệu chứng bệnh diễn ra trong ngắn hạn, thường không vượt quá 3 tuần.
  • Bán cấp: Bệnh nhân có các triệu chứng kéo dài trong thời gian từ 3 tuần cho đến 3 tháng.
  • Mạn tính: Viêm tai giữa ứ dịch kéo dài trên 3 tháng và có khuynh hướng tái đi tái lại nhiều lần.

Như vậy, viêm tai giữa ứ dịch cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị tốt trong giai đoạn đầu có thể tiến triển ngày càng nghiêm trọng. Các triệu chứng kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến thể viêm mãn tính rất khó chữa trị triệt để.

Nên đọc: Viêm Tai Giữa Cấp Tính Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Hiệu Quả

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ứ dịch

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa ứ dịch. Cần xác định chính xác căn nguyên của bệnh để đề ra phương hướng điều trị đúng đắn và triệt để, hạn chế được nguy cơ tái phát trở lại.

Mỗi cá nhân có thể bị viêm tai giữa do một hay nhiều nguyên nhân kết hợp. Bao gồm:

  • Viêm VA: Bệnh xảy ra khi khối VA quá phát và chèn ép trực tiếp vào ống vòi tai khiến dịch trong khoang tai giữa không thoát ra ngoài được. Bên cạnh đó, dịch mủ tiết ra từ VA bị viêm cũng có thể theo ống vòi tai tràn vào tai qua ống vòi. Đây là nguyên nhân gây viêm tai giữa ứ dịch thường gặp nhất ở trẻ em.
  • Do cấu tạo đặc thù của ống eustache: Ở trẻ em, ống vòi tai eustache chưa phát triển hoàn thiện nên còn ngắn và nằm ngang. Do đó, dịch nhầy khó thoát ra ngoài và dễ bị lây lan virus, vi khuẩn từ mũi xoang khi các cơ quan này bị nhiễm trùng.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Thống kê cho thấy, có đến 65-78% trường hợp bị viêm tai giữa ứ dịch khởi phát sau khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Tác nhân gây bệnh có cả virus và vi khuẩn. Phổ biến nhất là virus cảm cúm, cảm lạnh hay vi khuẩn Staphylococcus pneumoniae, Diphtheroids, herpes…
  • Tắc vòi nhĩ: Tình trạng tắc vòi nhĩ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này làm tăng áp lực âm tính trong hòm tai và ngăn chặn quá trình thoát dịch từ khoang tai giữa ra ngoài. Trong trường hợp này, chất dịch tụ lại phía sau màng nhĩ và thường không chứa vi khuẩn.
  • Dị ứng: Một số đối tượng bị viêm tai giữa ứ dịch do dị ứng. Phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khiến cho niêm mạc tai giữa bị sưng viêm, phù nề và tăng tiết dịch nhầy nhưng không thoát ra ngoài được.

Có thể bạn quan tâm: Viêm Tai Giữa Có Bị Đau Đầu Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm

viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, cấu trúc ống vòi tai Eustache nằm ngang nên dịch khó thoát ra ngoài và tồn đọng phía sau lớp màng gây viêm tai giữa ứ dịch

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa ứ dịch:

  • Thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao gây mất cân bằng giữa áp suất trong và ngoài tai, chẳng hạn như lặn, bơi lội.
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Thường xuyên hút thuốc lá chủ động và thụ động.
  • Có thói quen nằm ngửa khiến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào tai giữa hơn.
  • Có khối u ở mũi, tai làm tắc vòi Eustache.
  • Bệnh nhân bị ung thư ở vùng đầu, cổ từng xạ trị ung thư.
  • Chấn thương ở tai.
  • Người bị hở hàm ếch
  • Bệnh nhân Down.
  • Vùng mũi họng có dị tật bẩm sinh
  • Trẻ đang bú bình hoặc có thói quen ngậm núm vú giả.

Đọc thêm: Viêm Tai Xương Chũm Cấp: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa ứ dịch

Các dấu hiệu có thể gặp khi bị viêm tai giữa ứ dịch bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau tai, thường đi kèm với tình trạng viêm đường hô hấp trên.
  • Suy giảm thính giác ở mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo tình trạng bệnh. Khả năng nghe kém khiến cho người bệnh phản ứng chậm với âm thanh hoặc giao tiếp, nghe đài hay tivi với âm thanh lớn hơn so với người bình thường. Triệu chứng này dễ nhận biết hơn ở trẻ lớn và người trưởng thành bởi các bé còn nhỏ sẽ khó có thể nhận biết và mô tả tình trạng của mình cho cha mẹ biết.
  • Nặng tai
  • Có thể ù tai nuốt thức ăn
  • Tình trạng đau mắt có thể xảy ra nhưng hiếm gặp.
  • Khả năng nhận thức, học tập bị sa sút do sức nghe kém.
  • Thường xuyên có cảm giác đầy tai khó chịu.
  • Không sốt hoặc sốt cao
  • Mất ngủ
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi.

Xem thêm: Bệnh Viêm Tai Giữa Thủng Màng Nhĩ: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Cách Chữa Và Phòng Ngừa

Bệnh viêm tai giữa ứ dịch có nguy hiểm không?

Bên cạnh các cảm giác khó chịu như đau tai, ù tai, viêm tai giữa ứ dịch còn khiến cho hầu hết bệnh nhân bị giảm thính lực ở nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tai.

Ở trẻ em, nếu mức độ suy giảm thính lực nằm ở mức 30dB trở lên và ảnh hưởng đến cả 2 tai, bé có thể gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, dễ bị căng thẳng và xao nhãng trong học tập, thậm chí là chậm phát triển về mặt tư duy cùng khả năng nhận thức. Tình trạng suy giảm thính lực cũng gây ra không ít trở ngại trong giao tiếp và trong công việc lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày của người lớn.

Trường hợp bị viêm tai giữa ứ dịch nặng, người bệnh có thể bị điếc hoàn toàn. Bệnh thậm chí còn kéo dài dai dẳng và gây ra nhiều biến chứng khác như:

  • Viêm tai giữa mãn tính
  • Màng nhĩ xanh vô căn
  • Xơ nhĩ
  • Biến dạng màng nhĩ
  • Hoại tử xương con
  • Xẹp nhĩ…

XEM NGAY: Viêm Tai Giữa Gây Ù Tai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý

Chẩn đoán viêm tai giữa ứ dịch

Để chẩn đoán xác định bệnh viêm tai giữa ứ dịch, bác sĩ sẽ tiến thành thăm khám lâm sàng kết hợp với một số xét nghiệm cần thiết. Bao gồm:

– Khám sơ bộ:

  • Khám kiểm tra tai bằng màng soi, quan sát màu sắc của màng nhĩ để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường.
  • Trao đổi về triệu chứng, thời điểm bắt đầu xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu bệnh nhân đang gặp phải.
  • Kiểm tra tiền sử sức khỏe, thói quen sinh hoạt hàng ngày… để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng.
chẩn đoán viêm tai giữa ứ dịch
Bệnh viêm tai giữa ứ dịch được chẩn đoán xác định thông qua thăm khám lâm sàng, nội soi tai và một số xét nghiệm cần thiết

– Nội soi tai:

Để chắc chắn hơn, bác sĩ có thể dùng máy nội soi tai. Trường hợp bị viêm tai giữa ứ dịch thường quan sát thấy các đặc điểm sau:

  • Màng nhĩ chuyển màu hổ phách, vàng đục, xanh hoặc trong suốt bất thường
  • Vùng đầu búa có hiện tượng tăng sinh mạch máu
  • Co rút màng nhĩ
  • Hõm nhĩ chứa dịch
  • Xuất hiện bọt khí trong dịch tai.

Đọc thêm: Phẫu Thuật Viêm Tai Xương Chũm Là Gì? Một Số Lưu Ý Cho Bạn

– Đo thính lực:

Kỹ thuật này được thực hiện cho người lớn và trẻ từ 4 tuổi trở lên để đánh giá mức độ suy giảm thính lực cũng như tình trạng bệnh.

  • 23dB: Viêm tai giữa ứ dịch nhẹ
  • 29dB: Viêm tai giữa ứ dịch trung bình
  • 34dB: Nặng

– Đo nhĩ lượng

Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích:

  • Chẩn đoán, phát hiện viêm tai giữa ứ dịch ở mọi lứa tuổi
  • Sàng lọc, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.

Đọc thêm: Có Nên Mổ Viêm Tai Giữa Không? Chi Phí Có Đắt Không? Một Số Lưu Ý

Bệnh viêm tai giữa ứ dịch có tự khỏi không?

Trường hợp bị viêm tai thanh dịch, các triệu chứng có thể tự khỏi trong 10 – 20 ngày do không có nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tiến triển phức tạp hơn và cần phải can thiệp điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa để loại bỏ hoàn toàn tình trạng ứ đọng dịch cùng các triệu chứng liên quan, phục hồi thính lực cho bệnh nhân.

Nhiều người tỏ ra chủ quan, không chú trọng tìm cách khắc phục ngay từ khi dấu hiệu bệnh còn nhẹ. Điều này khiến họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thời gian điều trị viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp can thiệp và chế độ chăm sóc tại nhà của mỗi cá nhân. Bệnh nhân nên tích cực chữa trị theo đúng phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ để khắc phục bệnh triệt để, khôi phục thính lực, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng hoặc tái phát trong tương lai.

Tham khảo thêm: TOP 6 Cách Trị Viêm Tai Giữa Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả, Lành Tính

Cách chữa trị viêm tai giữa ứ dịch

Nguyên tắc và mục tiêu điều trị:

  • Loại bỏ nguyên nhân
  • Thông khí vùng tai giữa
  • Phục hồi thính lực
  • Ngăn ngừa và điều trị biến chứng
  • Dự phòng tái phát viêm tai giữa ứ dịch.

1. Điều trị viêm tai giữa ứ dịch bằng nội khoa

Phương Pháp điều trị bảo tồn được áp dụng cho các trường hợp bị viêm tai giữa ứ dịch nhẹ hoặc sự khởi phát của bệnh có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn các loại thuốc để điều trị nguyên nhân và triệu chứng bệnh, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho các trường hợp bị viêm tai giữa ứ dịch mãn tính để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng histamin: Chống dị ứng, giảm tiết dịch. Thuốc kháng histamin thường được kết hợp với thuốc thông mũi để làm giảm hiện tượng tắc nghẽn ở ống vòi Eustache.
  • Thuốc tiêu đờm: Giúp giảm độ đặc quánh của dịch mủ, tạo điều kiện để dịch nhầy dễ dàng thoát ra ngoài qua vòi Eustache.
  • Thuốc steroid: Cải thiện tình trạng viêm tai giữa ứ dịch có liên quan đến dị ứng.
thuốc điều trị viêm tai giữa ứ dịch
Để điều trị viêm tai giữa ứ dịch, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với steroid và thuốc làm loãng chất nhầy

2. Phẫu thuật chữa viêm tai giữa ứ dịch

Phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng đối với các trường hợp bị viêm tai giữa ứ dịch. Bệnh nhân được chỉ định mổ khi không đáp ứng với thuốc và các phương pháp điều trị nội khoa, tình trạng nhiễm trùng có khuynh hướng lan rộng.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông khí vào trong hòm tai và hút dịch ra ngoài. Điều này có tác dụng làm thông khí, giúp tổn thương viêm nhanh lành và khôi phục thính lực cho bệnh nhân, ngăn chặn tình trạng ứ dịch tái phát.

Bên cạnh đó, ca phẫu thuật còn được thực hiện nhằm mục đích nạo VA hoặc cắt amidan quá phát nếu có. Trường hợp bệnh viêm tai giữa ứ dịch có biến chứng, bệnh nhân có thể được đề nghị phẫu thuật mở xoang, mở xương chũm.

Nên đọc: Cách Vệ Sinh Khi Bị Viêm Tai Giữa Và Những Sai Lầm Cần Tránh

Phòng ngừa viêm tai giữa ứ dịch

Bệnh viêm tai giữa ứ dịch tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt, học tập và khả năng lao động của người bệnh. Bạn nên chủ động phòng ngừa bằng cách áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ
  • Không dùng tay ngoái tai, mũi khiến các cơ quan này dễ bị tổn thương, viêm nhiễm.
  • Trẻ nhỏ tốt nhất nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Không để bé ngậm núm vú giả.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc hút thuốc
  • Hạn chế đến những nơi có không khí ô nhiễm
  • Điều trị sớm và triệt để các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như viêm VA, viêm xoang, viêm amidan… nếu có.
  • Vệ sinh tai, mũi họng hằng ngày đúng cách.
  • Không để nước vào tai khi tắm.
  • Tăng cường các hoạt động thể thao, ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc để nâng cao sức đề kháng.
  • Chích ngừa vắc xin cúm định kỳ mỗi năm và một số loại vắc xin khác để ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp và viêm tai giữa ứ dịch hiệu quả hơn.
  • Khám tai mũi họng định kỳ để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng nghi ngờ bị viêm tai giữa ứ dịch như ù tai, đau nặng tai, giảm khả năng nghe.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp