Nội dung chính

Bệnh chàm đồng tiền là một căn bệnh da liễu về vấn đề dị ứng. Khiến da có một vết hình tròn gây ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nó cũng có những biểu hiện đặc trưng để nhận biết. Cần phát hiện và điều trị hợp lý để bệnh không nghiêm trọng và tái lại về sau.

Bệnh chàm đồng tiền là gì?

Bệnh chàm đồng tiền hay còn gọi là chàm đồng xu, chàm thể đồng tiền (tên Tiếng Anh: Nummular Eczema) là một dạng bệnh da liễu Eczema. Khi mắc bệnh này, vùng da bị dị ứng sẽ khô ráp và bong tróc nhiều vảy tiết. Chàm đồng tiền sẽ khiến người mắc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, đôi khi chảy dịch.

Bệnh chàm đồng tiền là gì?
Bệnh chàm thể đồng tiền khiến da xuất hiện vết tròn đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh chàm đồng tiền thường bị hiểu nhầm là bệnh lác đồng tiền nhưng thật ra hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau. Ban đầu chàm đồng tiền sẽ có vết đỏ hình đồng xu nhỏ giống như côn trùng đốt, nhưng càng về sau vết chàm càng gây ngứa ngáy nhiều, khiến vùng da bị sưng, sần sùi và có mụn nước, dần trở nên nặng hơn.

Eczema thể đồng tiền có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường ít nhận thấy ở các vùng da trên mặt hoặc đầu. Vết chàm có màu hồng hoặc đỏ, khi phát triển chúng liên kết các vết sưng nhỏ lại với nhau tạo thành một vết chàm lớn gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vết chàm có thể kéo dài dai dẳng và thường tái lại ở những vị trí cũ.

Chàm đồng tiền là bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là ở trẻ em. Thông thường, vết chàm sẽ phát triển từ vài mm đến vài cm. Tuy đây chỉ là căn bệnh ngoài da, nhưng nó gây bất tiện và khó khăn cho bệnh nhân. Khiến cơ thể trở nên mất thẩm mỹ, luôn khó chịu và ngứa rát liên tục. Có thể ảnh hưởng đến tâm lý, luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, xấu hổ.

Xem thêm: Gợi ý 5 Cách Chữa Chàm Khô Bằng Dầu Dừa Hiệu Quả Nên Thử

Nguyên nhân gây ra chàm thể đồng xu

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra tình trạng chàm thể đồng xu, vì vậy rất khó để xác định nguyên nhân chủ yếu. Da có thể đã phải chịu những vấn đề tác động nào đó, khiến tổn thương và từ đó gây ra bệnh chàm đồng tiền. Không hẳn là vệ sinh không sạch sẽ mà khiến bị chàm, các nguyên nhân có thể đến từ bên ngoài và cả bên trong cơ thể.

Ngoài nguyên nhân thì các yếu tố có thể làm tăng khả năng gây bệnh cũng ảnh hưởng rất nhiều. Có một số thói quen trong đời sống hằng ngày, vốn nghĩ đó là điều bình thường nhưng nó lại chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn gây ra căn bệnh chàm đồng tiền. Cần tham khảo và điều chỉnh lại hoạt động để có thể phòng tránh được bệnh.

Môi trường bên ngoài

Một số làn da nhạy cảm, khi thời tiết thay đổi cũng có thể gây ra viêm da và chàm đồng tiền. Vì da yếu nên bệnh nhân không thể thích nghi tốt khi khí hậu bất ngờ thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh. Nhất là đối với thời tiết khô và lạnh sẽ rất dễ khiến những làn da mỏng trở nên nứt nẻ, khô ráp, từ đó sinh ra chàm thể đồng xu. ‘

Hoặc khi tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, điều kiện xấu cũng có thể khiến da bị nhiễm khuẩn và gây ra các bệnh da liễu. Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, rác thải, bụi bẩn, xăng dầu, vôi sơn,… sẽ có nguy cơ cao dễ mắc các bệnh về da mà phổ biến nhất là chàm.

Dị ứng bởi một số yếu tố

Bệnh chàm đồng xu cũng có thể hình thành do da đang bị kích ứng bởi một yếu tố nào đó với tần suất thường xuyên và liên tục. Da dễ mẫn cảm có thể kích ứng với một số loại vải cứng, thô cọ xát vào da gây ngứa, một thời gian có thể gây ra chàm đồng xu ở vài vị trí trên cơ thể.

Nguyên nhân gây ra chàm thể đồng xu
Một số loại vải cứng khi mặc thường xuyên có thể khiến da bị ngứa và trầy xước dẫn đến chàm đồng xu.

Quần áo được giặt với loại bột hoặc nước giặt có chứa các chất gây dị ứng như: ethylene oxide và oxit polyalkyl có thể gây viêm da hoặc kích ứng nếu thường xuyên tiếp xúc. Vì thế, khi sử dụng các sản phẩm giặt tẩy quần áo cần chọn các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, nhẹ dịu cho da.

Một số loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da như: dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng thể, nước hoa,… cũng có các thành phần dễ gây kích ứng. Đôi khi, bệnh nhân không phát hiện được việc da mình nhạy cảm cho đến khi sử dụng các loại mỹ phẩm gây khô da và dị ứng. Từ việc khô da kéo dài sẽ khiến một số vùng dễ bị mẩn ngứa và chàm.

Cơ thể thiếu độ ẩm

Ít người biết rằng việc tắm nước nóng có thể gây khô da. Tuy có thể sạch lỗ chân lông, loại bỏ dầu nhờn nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc da sẽ dễ bị khô và nứt nẻ. Khi da bị khô sẽ thiếu độ ẩm, việc thiếu ẩm làm da có nguy cơ mắc các bệnh da liễu như ngứa da, viêm da, chàm đồng tiền, mụn,…

Da thiếu độ ẩm sẽ dễ sinh ra các bệnh về chàm, điều này cũng đến từ việc chăm sóc da chưa được đúng và phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Nhiều người sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da để bớt đi tình trạng dầu nhờn, giúp da khô thoáng, nhưng vô tình lại khiến da quá khô, không đủ đàn hồi để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Yếu tố nội sinh

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm đồng tiền cũng được ghi nhận là do yếu tố nội tại của cơ thể tự phát sinh. Khi cơ thể mang các bệnh tâm lý hoặc luôn trong tình trạng mệt mỏi và căng thẳng cũng khiến da trở nên yếu đi, hệ miễn dịch yếu, thiếu kháng thể chống lại bệnh tật và dễ mắc các bệnh da liễu.

Có thể nguyên nhân do di truyền từ thế hệ trước, gen bệnh được truyền lại nên thế hệ sau dễ mắc các vấn đề viêm da. Nếu cơ thể đang mắc phải tình trạng rối loạn nội tiết tố, rối loạn chức năng của những cơ quan nội tạng cũng có thể ảnh hưởng đến da, khiến da suy yếu và gây nên eczema thể đồng tiền.

Da nhiễm khuẩn

Da có thể bị chàm đồng tiền nếu đang bị nhiễm khuẩn hoặc do các yếu tố tác động khác. Khi da gặp phải một số những vấn đề tổn thương như trầy xước, bỏng, vết thương khâu,… lúc này da sẽ rất yếu và nhạy cảm dễ bị nhiễm khuẩn gây ra các bệnh về da khiến da ngứa ngáy và khó chịu.

Bị côn trùng cắn cũng khiến da dễ bị nhiễm khuẩn, tùy vào một số loại côn trùng sẽ gây ra những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Việc bị côn trùng cắn khiến da bị ngứa ngáy, khi đó theo thói quen con người sẽ dùng tay để gãi, lúc này vi khuẩn từ móng tay cũng dễ xâm nhập vào da và có thể gây ra chàm đồng tiền.

Có một số trường hợp gây chàm đồng tiền vì đã có tiền sử bệnh về chàm hoặc các vấn đề về da liễu khác. Bệnh chàm cũng có thể tái đi tái lại nhiều lần nên người bệnh cần chú ý theo dõi để phòng tránh đúng cách.

Thực đơn ăn uống không phù hợp

Vấn đề ăn uống không phù hợp, thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh da liễu như chàm thể đồng tiền. Vì việc ăn các thực phẩm không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể khiến suy giảm hệ miễn dịch gây ra các vấn để mẫn cảm và dị ứng cho da.

Một số các loại thực phẩm không tốt cho da như: hải sản chứa nhiều đạm, bơ sữa, thức ăn quá béo, mỡ động vật, thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, dầu ăn, nội tạng động vật, các đồ chiên giòn, thức ăn nhanh, đồ ăn ngọt, thực phẩm nhiều gia vị,…Những thức ăn này sẽ khiến da dễ viêm ngứa và nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây ra chàm thể đồng xu
Ăn thức ăn quá ngọt cũng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh ngoài da.

Xem thêm: 11 Thuốc Chữa Chàm Khô Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Biểu hiện phổ biến của chàm đồng xu

Bệnh chàm đồng xu thật ra không khó để nhận biết, tuy nhiên bệnh nhân thường nhầm lẫn giữa chàm đồng xu và bệnh hắc lào, dẫn đến cách điều trị không được đúng và hiệu quả. Mặc dù tình trạng bệnh và biểu hiện khá giống nhau nhưng nguyên nhân và cách chữa trị 2 loại bệnh này là hoàn toàn khác nhau.

Đối với bệnh chàm đồng xu hay chàm đồng tiền sẽ xuất hiện một số các dấu hiệu đặc trưng và những biểu hiện này sẽ theo xuyên suốt quá trình bệnh diễn biến và phát triển. Vì thế khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường của da cần thăm khám và kiểm tra để được điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu của bệnh chàm đồng tiền có thể xuất hiện như:

  • Da có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt.
  • Trên da xuất hiện một vết chàm hình tròn hoặc hình bầu dục.
  • Mảng chàm bong tróc, sần sùi, có vảy tiết.
  • Có các mụn nước li ti xung quanh vùng bị chàm.
  • Da rất khô, nóng rát, lở loét.
  • Vùng chàm có thể lây lan sang khu vực xung quanh nếu không kịp thời chữa trị.
  • Vùng bị chàm đồng tiền thường có màu hồng hoặc đỏ.
  • Thường xuất hiện chủ yếu ở tay và chân.

Các dấu hiệu này có thể diễn ra nhẹ hoặc nặng tùy theo tình trạng bệnh và mức độ vệ sinh của bệnh nhân. Những biểu hiện sẽ không xảy ra cùng lúc mà phân chia nhau xuất hiện trong từng giai đoạn diễn biến của bệnh.

Bệnh chàm đồng tiền có lây không?

Theo như nghiên cứu vấn đề của bệnh thì các chuyên gia về da liễu đã kết luận rằng bệnh chàm đồng tiền không có khả năng lây lan. Vì thế, bệnh nhân có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người xung quanh. Tuy không lây lan và cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chàm đồng tiền cũng khiến cuộc sống trở nên bất tiện.

Bệnh chàm đồng tiền kéo dài dai dẳng, tái lại nhiều lần ở vị trí từng bị và rất khó để chữa dứt điểm. Tuy đây là một căn bệnh da liễu lành tính, chỉ gây tổn thương ngoài da nhưng vẫn có thể kèm theo một số những bệnh lý khác như: viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, nấm ngoài da,…

Khi không được điều trị đúng cách và vệ sinh không sạch sẽ có thể bệnh nhân sẽ bị tấn công bởi những tạp khuẩn gây ra vấn đề bội nhiễm da. Bội nhiễm da sẽ xảy ra ở giai đoạn chàm đồng tiền trở nên cấp tính, khi các mụn nước vỡ ra khiến vi khuẩn xâm nhập gây ra những biến chứng nguy hiểm khác.

Ngoài ra, khi mắc chàm đồng xu, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt. Hiện tượng ngứa ngáy, đau rát sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ra nhiều tác hại cho người bệnh. Ăn không ngon, ngủ không ngon vì mệt mỏi, khó chịu. Tâm lý căng thẳng, tự ti, mặc cảm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Hình ảnh thực tế về bệnh chàm đồng tiền

Qua một số hình ảnh bệnh chàm đồng tiền có thể thấy rõ được những biểu hiện, tình trạng bệnh xảy ra trên da của bệnh nhân.

Hình ảnh thực tế về bệnh chàm đồng tiền
Bệnh chàm đồng xu là một vết chàm hình tròn dần lan rộng ra.
Hình ảnh thực tế về bệnh chàm đồng tiền
Chàm đồng xu ở giai đoạn sau sẽ trở nên khô ráp, bong tróc và có vảy tiết.
Hình ảnh thực tế về bệnh chàm đồng tiền
Chàm thể đồng tiền khiến da sưng tấy, đỏ và có mụn nước.

Xem thêm: Chuyên Gia Phân Tích Về Các Dạng Bệnh Chàm Có Lây Không?

Chẩn đoán và chữa trị chàm thể đồng tiền

Khi nghi ngờ bản thân mắc chàm đồng tiền hoặc có các dấu hiệu bất thường về da, cần đến thăm khám bác sĩ nhanh chóng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Vấn đề chàm đồng tiền không nguy hiểm, nhưng nếu để kéo dài sẽ gây ra những tác hại và nhiều bất tiện khác.

Chẩn đoán

Các bác sĩ da liễu sẽ thường chẩn đoán vấn đề của da bằng cách kiểm tra qua kính lúp hoặc đèn soi để xác định có phải bệnh chàm đồng tiền hay không. Khai thác tình trạng của bệnh qua những câu hỏi dành cho bệnh nhân để biết được các triệu chứng lâm sàng và diễn biến của bệnh.

Sau khi xác định được bệnh chàm đồng tiền, các bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra xem vùng da bị tổn thương do đâu vì có khá nhiều yếu tố tác động gây ra bệnh. Nếu chưa rõ ràng về bệnh, các bác sĩ có thể làm thêm một số các xét nghiệm như: test da, sinh khiết, cạo da,… Từ đó, đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị

Tùy vào tình trạng của vết chàm trên da mà các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi cơ thể đang mắc các vấn đề như: dị ứng, bệnh lý, có thai, đang cho con bú,… để tránh được các phương pháp chữa trị có thể gây ảnh hưởng đến các vấn đề đó.

Việc điều trị chàm thể đồng xu sẽ kéo dài khá lâu vì bệnh này không thể trị dứt điểm. Đòi hỏi bệnh nhân kiên nhẫn và tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ để có thể thuyên giảm tình hình bệnh và không khiến bệnh tái đi tái lại.

  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da để chữa chàm như: thuốc mỡ, kem có steroid, thuốc bôi Ketoconazole, Fluconazole, Itraconazole,…
  • Thuốc kháng Histamin giảm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu.
  • Soi da dưới tia cực tím trong trường hợp ngứa dai dẳng, trầm trọng.
  • Uống thuốc chống ngứa như Sirô Phenergan, Sirô Théralèn, Chlorpheniramin, Cetirizine,…
  • Nếu vết chàm đã bị bội nhiễm có thể uống một số loại kháng sinh để tránh nhiễm trùng nặng như: Amoxicillin, Cephalosporin,…
Chẩn đoán và chữa trị chàm thể đồng tiền
Bôi thuốc ngoài da có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tự chữa trị ở nhà nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng. Các phương pháp trị liệu tại nhà có thể giúp tình trạng bệnh được cải thiện và nếu vệ sinh tốt thì chàm cũng sẽ không tái lại. Nhưng nếu bệnh càng ngày càng trở nặng, cần đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

  • Dùng kem dưỡng ẩm để da đỡ khô nứt.
  • Chườm lạnh bằng khăn hoặc túi đá vào vùng chàm.
  • Tắm nước nhiệt độ vừa đủ, không lạnh, không nóng.
  • Tập luyện thể dục để tâm trạng thoải mái.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da có thành phần dịu nhẹ, thiên nhiên.
  • Tránh xa các môi trường có điều kiện xấu.
  • Bôi thuốc trị chàm hoặc giảm ngứa sau khi đã vệ sinh vùng chàm.

Cách phòng ngừa bệnh chàm đồng xu

Để phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ gây ra chàm đồng xu, người bệnh cần cố gắng cải thiện vấn đề từ bên trong cơ thể và cả những yếu tố gây bệnh bên ngoài. Bệnh chàm đồng xu rất khó để tìm ra nguyên nhân cụ thể và cũng rất dễ để vi khuẩn xâm nhập vào da gây ra bệnh. Cần chú ý phòng tránh bệnh bằng những cách sau:

  • Không mặc quần áo có vải dày và thô cứng.
  • Tránh mặc quần áo bó sát gây khó chịu và bí bách da.
  • Không mặc quần áo ẩm ướt hoặc chưa được giặt sạch.
  • Tránh dùng các loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa có chứa hóa chất độc hại, gây kích ứng.
  • Duy trì dưỡng ẩm cho cơ thể bằng cách: uống nước nhiều, bôi kem, dùng máy tạo độ ẩm trong phòng, xịt khoáng da,…
  • Tránh căng thẳng, stress, mệt mỏi,…
  • Tắm nước có nhiệt độ phù hợp.
  • Không chà rửa, kỳ cọ da quá mạnh gây trầy xước.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm sau để tránh dị ứng và gây sẹo như: hải sản có vỏ, nội tạng động vật, thực phẩm từ bơ sữa, rau muống, thịt gà, nếp, trứng, chất béo xấu, đồ ăn ngọt hoặc nhiều gia vị, các thực phẩm chứa chất kích thích hoặc các độc tố.

Bệnh chàm đồng tiền khiến da trở nên ngứa ngáy và khó chịu, tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau. Tuy không lây lan và nguy hiểm, nhưng căn bệnh ngoài da này vẫn khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trở nên bất tiện và khó khăn hơn. Tâm lý bệnh nhân cũng trở nên tiêu cực hơn vì tự ti, mặc cảm về bệnh.

Có thể bạn quan tâm: 

Câu hỏi liên quan

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dịch vụ & Giải pháp