Nội dung chính

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là những tổn thương giống với bệnh chàm eczema, xảy ra do sự giãn mạch máu quá mức trên da, khiến các tế bào sinh sắc tố tập trung nhiều, tạo thành vết chàm đỏ dưới da. Những vết chàm đỏ trên da thường lành tính, không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ.

⇒Xem ngay: Các Thuốc Trị Chàm Cho Trẻ Em Được Tin Dùng Và Đánh Giá Cao

Định nghĩa bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh còn gọi là bớt đỏ, đây là những tổn thương dạng bệnh chàm eczema. Bệnh xảy ra do sự giãn mạch quá mức, khiến các tế bào sinh sắc tố da tập trung nhiều ở một vị trí, tạo nên một vết bớt có màu từ đỏ tươi đến hồng. Về bản chất, chàm đỏ là sự rối loạn sắc tố dưới da, do đó, kích thước của vết chàm sẽ phụ thuộc vào số lượng sắc tố tập trung dưới da.

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là một dị dạng mao mạch máu lành tính
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là một dị dạng mao mạch máu lành tính

Những vết bớt đỏ trên da trẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường phát triển trong giai đoạn thai kỳ hoặc khi trẻ vừa được sinh ra. Theo thống kê, có khoảng 0.5% tỷ lệ trẻ sinh ra bị chàm đỏ ở mặt, má và cổ. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường chỉ gây những vùng tổn thương khác màu, bề mặt da vẫn tương đối phẳng, mịn, không sần sùi hay có mụn nước kèm theo. Sau một thời gian, từ các vết đỏ hồng, chúng có thể chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc tím nhạt.

Trẻ từ 1 – 4 tuần tuổi rất dễ mắc chàm đỏ, vị trí và kích thước vùng da tổn thương khá đa dạng. Chàm đỏ là một dị dạng mao mạch lành tính, tổn thương cơ bản là tình trạng giãn các mạch máu trên da. Ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chàm đỏ có thể gây ngứa, khiến bé cào gãi nhiều dẫn đến loét, chảy máu.

Nguyên nhân gây chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Như đã đề cập, chàm đỏ là một dị dạng mao mạch lành tính, tự phát, xảy ra do giãn các mạch máu trên da. Bệnh không có khả năng lây lan, đến nay khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh nên không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhận thấy rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến các yếu tố sau:

  • Di truyền: Bệnh chàm đỏ nói riêng và các dạng bệnh chàm đều có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Nếu gia đình có ba hoặc mẹ hoặc cả ba và mẹ mắc bệnh chàm, viêm da cơ địa, chàm đỏ thì con sinh ra có tỷ lệ mắc chàm đỏ rất cao.
  • Gene đột biến: Chàm đỏ có thể xuất hiện liên quan đến vấn đề về gene, có thể trong quá trình mang thai mẹ ăn uống, sử dụng các sản phẩm không an toàn hoặc bị tác động của một số tác động bên ngoài.
  • Do nhiễm virus hoặc vi trùng: Bé có thể bị nhiễm virus hoặc nhiễm trùng phân chia tế bào trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình sinh, dẫn đến hình thành các vết chàm trên da.

[Chuyên gia tư vấn]: Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa Chàm Bội Nhiễm Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Triệu chứng bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị chàm đỏ thường không có nhiều triệu chứng đặc trưng. Bệnh cũng không gây khô, ngứa, tróc vảy như các dạng bệnh chàm eczema thông thường. Các triệu chứng ban đầu của bệnh khá lành tính, chỉ gây ra ảnh hưởng khi trẻ cào, gãi vào vùng da tổn thương. Có thể nhận biết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Khởi phát bằng các nốt đỏ có màu hồng nhạt hoặc đỏ tươi trên da. Bề mặt da tương đối bằng phẳng, không sần sùi hay nổi mụn nước.
  • Thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, má và cổ, trong đó, tập trung nhiều ở má, một số trường hợp gặp ở chân tay, ít gặp ở những vị trí khác.
  • Quan sát kỹ thấy có các vảy trắng nhỏ trên vùng da tổn thương
  • Đôi khi gây ngứa ngáy, châm chích, khó chịu trên vùng da tổn thương khi cơ thể ra nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước bẩn.

Vùng da bị chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có kích thước tương đối đa dạng, phụ thuộc phần lớn vào tình trạng dị dạng của mao mạch máu. Ngoài ra, kích thước của những dát đỏ, dát hồng trên da trẻ có thể tăng dần theo tuổi, tuy nhiên, đây đa phần là các vết chàm lành tính, kích thước phát triển khá chậm. Chúng thường ít gia tăng kích thước khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là các vùng mà tế bào sắc tố da tập trung nhiều. Đây là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến sức khỏe, nếu xuất hiện ở những vị trí như mặt, cổ có thể gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây lở loét, chảy máu nếu bé cào gãi nhiều, khiến vùng da bệnh tổn thương, bội nhiễm. Nhìn chung, vết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm cho bé, do đó, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

Tuy nhiên, cần phân biệt chàm đỏ với các bệnh da liễu khác để tránh nhầm lẫn. Một số bệnh gây tổn thương dạng vết bớt đỏ ở trẻ sơ sinh dễ bị nhầm lẫn có thể kể đến như:

1. Bớt dạng u máu

U máu là một vết bớt màu đỏ tươi, xuất hiện khi trẻ vừa chào đời hoặc trong 2 tuần đầu tiên sau sinh. U máu có thể hình thành trên da hoặc hình thành ở các cơ quan bên trong cơ thể như cơ quan hô hấp, ruột, cột sống và đặc biệt rất hay gặp ở gan.

U máu trên da trẻ sơ sinh là u lành tính, thường tự khỏi sau 1 tuổi
U máu trên da trẻ sơ sinh là u lành tính, thường tự khỏi sau 1 tuổi

U máu trên da của trẻ sơ sinh là những khối u được tạo thành từ mạch máu phụ, có hình dáng giống với một vết sưng đỏ, có thể lồi hoặc phẳng, hay xuất hiện ở vùng ngực, lưng hoặc mặt… Bệnh phát triển nhanh trong những tháng đầu đời của trẻ, được gọi là giai đoạn tăng sinh. Thường đạt đến 80% kích thước tối đa khi trẻ đủ 3 tháng tuổi.

Các khối u máu sẽ dần thu nhỏ kích thước khi trẻ được 1 tuổi, có khoảng 50% các trường hợp sẽ để lại mô sẹo hoặc tạo nên các mạch máu thừa trên da. Theo thống kê, bệnh phổ biến ở bé trai, trẻ em da trắng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ em da màu. Đa số các trường hợp sẽ không cần điều trị, tuy nhiên, nếu khối u ở vị trí nhạy cảm, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác thì cần sớm điều trị.

Đặc trưng của khối u màu là những tổn thương không đau, có màu đỏ hoặc xanh, bề mặt da bằng phẳng hoặc gồ ghề. Bệnh dễ gây ra tình trạng viêm loét, chảy máu nếu cào gãi hoặc có va đập trong quá trình sinh hoạt. Nên sớm gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng như bề mặt khối u bị lở loét, mưng mủ, sốt cao…

⇒Mách bạn: Các Loại Thuốc Trị Chàm Bội Nhiễm Tốt Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

2. Bớt nevi giãn mao mạch máu

Bớt nevi giãn mao mạch còn được gọi là dấu mổ con cò, mảng màu cá hồi hay bớt cá hồi (salmon patch – nevus simplex). Đây là dạng bớt rất phổ biến, xuất hiện ở 1/3 trẻ được sinh ra. Vết bớt có màu đỏ cam nhạt như màu cá hồi tươi, xảy ra do sự giãn của các mạch máu ở lớp hạ bì.

Bớt nevi giãn mao mạch thường phẳng, khi lấy tay đè lên thì mất màu đỏ và chuyển sang màu trắng do máu trong mạch bị đẩy sang nơi khác. Bớt thường gặp ở vùng quanh mắt, cổ, gáy, da đầu, xuất hiện đối xứng hai bên. Đây là dạng bớt lành tính, có thể tự mất đi trong vòng 18 tháng.

3. Bớt rượu vang đỏ (Port wine stain – Nevus flammus)

Bớt rượu vang còn được dân gian gọi là bớt đỏ, chàm đỏ. Tổn thương cơ bản là giãn mạch máu trên da, tỷ lệ xuất hiện khoảng 0.3 – 0.5% ở trẻ sơ sinh. Trên lâm sàng, bệnh gây ra các biểu hiện là những dát hồng, dát đỏ trên da, kích thước tăng dần theo tuổi.

Vết bớt rượu vang đỏ có màu như rượu vang ở trẻ sơ sinh
Vết bớt rượu vang đỏ có màu như rượu vang ở trẻ sơ sinh

Vị trí thường gặp của bớt rượu vang là ở vùng cổ và mặt, vùng nhát 1 và 2 của dây thần kinh tam thoa. Vết bớt cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể do sự rò rỉ mạch máu, tăng sinh hệ mao mạch dưới da, kích thước của vết bớt đa dạng, từ vài mm đến vài cm.

Bớt này thường không gây vấn đề gì về sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý khi vết bớt nằm ở vùng phân bố của dây thần kinh số 5 nhánh I, tức là vùng mũi, trên mắt, trán và đầu. Đây có thể là triệu chứng của hội chứng Sturge-Weber. Ngoài vết bớt, người bệnh có thể bị các u mạch máu trong não, màng não, mắt. Gây cao nhãn áp, có thể làm mù mắt, thiểu năng trí tuệ, động kinh, liệt nửa người.

Phương pháp điều trị bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh đa phần lành tính, không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng thường gây mất thẩm mỹ, có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Khi trẻ lớn lên, con có thể trở nên tự ti, mặc cảm khi tiếp xúc với bạn bè, nhất là khi vết bớt nằm trên mặt, ở những vị trí nổi bật, dễ thấy. Khi bé sơ sinh bị chàm đỏ, ba mẹ không cần quá lo lắng rằng vết bớt này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Chẩn đoán dị dạng mao mạch máu được thực hiện dựa trên lâm sàng. Trẻ có thể được chỉ định chẩn đoán hình ảnh, dựa vào kết quả để chẩn đoán các hội chứng liên quan như hội chứng Sturge-Weber. Các vết bớt rượu vang ở khu vực thần kinh khi sinh ra có thể là một phần của hội chứng Sturge-Weber. Hội chứng này có tổn thương mạch máu tương tự xuất hiện trên vỏ não và màng não, có cơn co giật.

Đối với những vết chàm do dị dạng mao mạch, trẻ dưới 1 tuổi thường ít can thiệp điều trị. Sau khi trẻ lớn hơn, có thể tiến hành Laser điều trị mạch máu cho trẻ. Điều trị bằng laser mạch cho kết quả tích cực trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi trẻ được can thiệp từ sớm, vùng tổn thương chưa lan rộng, kích thước vùng da bị chàm chỉ từ vài mm đến vài cm.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng và loại tổn thương trên da mà có biện pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Có thể kể đến như:

  • Điều trị bằng Tây Y: Trẻ có thể được điều trị bằng các loại thuốc tây y như thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc kháng sinh, kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, kem dưỡng ẩm, kem bôi ngoài da chống viêm, kháng khuẩn… Khi trẻ lớn hơn, có thể thực hiện các liệu pháp công nghệ cao như điều trị bằng laser, quang trị liệu…
  • Điều trị bằng Đông Y: Tình trạng chàm đỏ ở trẻ sơ sinh cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp Đông Y. Ứng dụng đông y để điều trị bệnh chàm mang đến nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, ba mẹ cần đưa con đến khám tại phòng khám, bệnh viện y học cổ truyền uy tín, đáng tin cậy để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh bị chàm đỏ, ba mẹ không nên tự ý áp dụng các mẹo dân gian được truyền tai nhau để trị chàm đỏ cho trẻ. Chàm đỏ là một dị dạng mao mạch máu khiến các sắc tố tập trung nhiều ở vùng da bệnh. Việc áp dụng các mẹo dân gian có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da trẻ, gây ra nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm, làm ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da của trẻ.

Trẻ bị chàm nên được dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da
Trẻ bị chàm nên được dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da

Để chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm cho trẻ sơ sinh, chúng ta nên:

  • Sớm đưa trẻ thăm khám bác sĩ uy tín để được tư vấn, phát hiện các vấn đề bất thường và can thiệp điều trị kịp thời
  • Chăm sóc da trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ, thường xuyên cắt móng tay, móng chân để hạn chế con cào gãi, chà xát lên vùng da bệnh gây nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm
  • Mẹ cần chọn các loại sữa tắm, kem dưỡng ẩm phù hợp cho trẻ sơ sinh. Đối với những ba mẹ bị viêm da cơ địa, dị ứng, nên thường xuyên dưỡng ẩm cho bé vì con có nguy cơ bị chàm rất cao.
  • Dọn dẹp nhà ở, không gian sống sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ như khói thuốc lá, phấn hoa, lông chó mèo…
  • Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, có thể duy trì việc bú mẹ kết hợp với ăn dặm đến khi trẻ được 24 tháng tuổi thì càng tốt. Với trẻ bú mẹ, mẹ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ bị chàm như đậu phộng, đậu nành, hải sản…
  • Khi đưa con ra ngoài, nên chống nắng cho con bằng các loại kem, sữa chống nắng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh.

Như vậy, với thắc mắc bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, hẳn bạn có được câu trả lời phù hợp. Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh cần được theo dõi và can thiệp ở giai đoạn sớm để ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng, gây mất thẩm mỹ trên da trẻ.

Xem thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Bệnh Chàm Ở Trẻ Em

Câu hỏi liên quan

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dịch vụ & Giải pháp